Gạo lứt là một loại thực phẩm bổ sung dinh dưỡng tuyệt vời cho bất kỳ bữa ăn nào. Để hương vị gạo lứt không thay đổi, bạn cần phải lưu ý cách để bảo quản gạo lứt đã nấu đúng cách, tránh côn trùng tấn công gây ảnh hưởng đến chất lượng của gạo. Trong bài viết này, Thịnh Phong Corp sẽ hướng dẫn các bạn 2 cách bảo quản cơm gạo lứt đơn giản nhất.

Cách bảo quản cơm gạo lứt bằng giấy bạc hiệu quả

Để thực hiện theo cách bảo quản cơm gạo lứt bằng giấy bạc, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:

  • Gạo lứt
  • Nước
  • Giấy nến
  • Giấy bạc
  • Hộp nhựa đựng thực phẩm (nếu có)

Cách bảo quản cơm gạo lứt bằng giấy bạc hiệu quả

Bước 1

Đong một lượng gạo lứt mà bạn muốn nấu, sau đó vo sơ gạo và ngâm trong nước ấm khoảng 45 phút. Đây là cách nấu cơm gạo lứt sẽ giúp gạo dẻo và ngon hơn. Cho nước với tỉ lệ 2:1 và nấu bằng nồi cơm điện. Khi cơm chín, hãy đợi thêm 10-15 phút sau khi xới cơm  để cơm được mềm và nở đều.

Cách bảo quản cơm gạo lứt bằng giấy bạc hiệu quả

Bước 2

Khi cơm gạo lứt nguội bớt, bạn hãy chia nhỏ phần cơm cho mỗi bữa. Bạn có thể dùng chén để có thể dễ dàng chia vừa cho khẩu phần ăn của mình. Sau đó, hãy để cơm lên giấy nến và bọc lại. Tiếp đó bọc thêm một lớp giấy bạc bên ngoài cho kín.

Cách bảo quản cơm gạo lứt bằng giấy bạc hiệu quả

Bước 3

Dùng giấy dán rồi ghi ngày, tháng năm để đánh dấu phần cơm nấu vào ngày hôm đấy. Đối với những phần ăn trong tuần, bạn chỉ cần bỏ vào ngăn mát. Còn với những phần ăn trong tháng, bạn nên bỏ vào ngăn đông. Khi cần đến, bạn chỉ cần bỏ những phần ở ngăn đông xuống ngăn mát.

Cách bảo quản cơm gạo lứt bằng giấy bạc hiệu quả

Bước 4

Khi muốn ăn cơm gạo lứt bạn chỉ cần bỏ lớp giấy bạc bên ngoài đi, để lại lớp giấy nến, sau đó cho vào lò vi sóng từ 2-3 phút, cơm sẽ ngay lập tức được làm nóng lại và giống hệt như cơm lứt mới nấu.

Cách bảo quản cơm gạo lứt bằng giấy bạc hiệu quả

Cách bảo quản cơm gạo lứt bằng hộp, màng bọc thực phẩm

Để cơm gạo lứt giữ được lâu sau khi nấu, bạn hãy tham khảo cách bảo quản cơm gạo lứt bằng hộp, màng bọc thực phẩm dưới đây:

Bước 1

Bạn nên sử dụng loại gạo lứt đen dẻo, dễ nấu, không cần phải ngâm.

Cách bảo quản cơm gạo lứt bằng hộp, màng bọc thực phẩm

Bước 2

Nấu cơm lứt theo tỉ lệ 1 gạo : 2 nước. Sau khi cơm gạo lứt chín, hãy đậy nắp và giữ chế độ warm khoảng 15 phút.

Bước 3

Chia cơm đã nấu thành các phần nhỏ có trọng lượng 100 gram và bọc lại bằng màng bọc thực phẩm hay sử dụng hộp nhựa để đựng gạo lứt sau đó cho vào ngăn đông lạnh.

Cách bảo quản cơm gạo lứt bằng hộp, màng bọc thực phẩm

Bước 4

Khi ăn chỉ cần lấy cơm ra hấp lại hay cho vào lò vi sóng trong vòng 2 phút là có thể sử dụng được. Phù hợp với những bạn văn phòng hoặc những bạn ăn cơm cùng gia đình nhưng không tiện nấu cơm gạo lứt riêng.

Một số lưu ý cần biết khi bảo quản cơm gạo lứt

Để bảo quản cơm gạo lứt tốt nhất, hãy bảo quản cơm trong hộp kín và để trong tủ lạnh.

Gạo lứt đã nấu chín sẽ để được khoảng 5-7 ngày ở ngăn mát.

Một số lưu ý cần biết khi bảo quản cơm gạo lứt

Cách chọn mua gạo lứt ngon chất lượng nhất

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại gạo giả, trong đó có gạo lứt đen (được nhuộm màu), gạo lứt đỏ kém chất lượng. Để phân biệt gạo giả, bạn có thể vo gạo sau đó phơi nắng nếu gạo lứt đen hoặc đỏ bị biến đổi màu thì chứng tỏ bạn đã mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.

Dấu hiệu gạo lứt bị hỏng, không ăn được?

Gạo lứt nấu chưa chín sẽ hỏng và bạn sẽ dễ dàng nhận biết được. Một số cách nhận biết của việc gạo lứt bị hỏng chính là dấu hiệu của nấm mốc hoặc đổi màu lạ, có côn trùng bên trong gói hàng, có mùi hôi (mùi ôi thiu) hoặc gạo bị ẩm ướt. Khi bạn nhận thấy những dấu hiệu này thì đừng sử dụng chúng.

Dấu hiệu gạo lứt bị hỏng, không ăn được?

Ngoài ra, nếu bạn nghĩ rằng có điều gì đó không ổn với gạo của bạn theo “bản năng” thì hãy ngưng sử dụng. Trực giác của con người rất tốt trong việc nhận biết những thực phẩm hư hỏng. Ngoài cách nhận biết trên, người tiêu dùng còn có thể nhận biết qua những cách sau:

Đầu tiên là gạo lứt không hút nước tốt khi nấu. Quá dai sau khi nấu chín. Nếu bạn để gạo trong tủ lạnh và nhận thấy gạo có nấm mốc, đốm đen hoặc mùi hôi sau vài ngày thì hãy bỏ ngay.

Đôi khi bạn nghĩ rằng mình đã làm đúng mọi thứ khi bảo quản cơm gạo lứt đã nấu chín nhưng dù thế nào đi nữa vẫn có một vài nguyên nhân không rõ gây nên hiện tượng bị mốc. Đó là điều bình thường vì có thể có một số vi khuẩn xâm nhập vào hộp hoặc túi trước khi gạo lứt được bọc lại hoặc cho vào hộp.

Gạo lứt có thể bảo quản tối đa được bao lâu?

Gạo lứt có thời hạn sử dụng ngắn hơn rất nhiều so với gạo trắng. Do gạo lứt có chứa nhiều dầu tự nhiên hơn. Tuy nhiên, thời hạn sử dụng ngắn hơn không có nghĩa bạn không thể bảo quản và kéo dài thời gian sử dụng của chúng. Mặc dù mỗi nhà sản xuất đều có hướng dẫn riêng về thời hạn sử dụng, bạn có thể yên tâm rằng gạo lứt có thể sử dụng từ 6 tháng đến 12 tháng kể từ ngày sản xuất.

Gạo lứt có thể bảo quản tối đa được bao lâu?

Lời kết

Với những cách bảo quản cơm gạo lứt mà Thịnh Phong Corp đã chia sẻ ở trên, không chỉ giúp bạn tiết kiệm được thời gian mà còn vô cùng tiện lợi cho bạn. Chúc các bạn thành công và có những bữa ăn đầy dinh dưỡng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *