Thuốc bị ẩm mốc: Mọi thông tin bạn cần biết

Ở Việt Nam, với khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm, đặc biệt là trong những ngày hè nóng nực với nhiệt độ có thể tăng cao lên đến 38-40°C và độ ẩm thường cao trên 80%, việc bảo quản thuốc trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nếu không được bảo quản đúng cách, thuốc dễ bị hư hại, mất tác dụng, gây thiệt hại đến sức khỏe và kinh tế của người sử dụng.

Trong bài viết này, Thịnh Phong Corp sẽ chia sẻ tất tần tật về thuốc bị ẩm mốc có uống được không và cách bảo quản thuốc thông qua bài viết dưới đây nhé.

Nguyên nhân thuốc bị ẩm mốc, hư hỏng?

Độ ẩm

Độ ẩm cao có thể gây tình trạng thuốc bị ẩm mốc, đặc biệt là đối với các loại thuốc viên bọc đường và viên nang. Có thể dẫn đến vón cục, ẩm mốc trong thuốc bột và làm giảm chất lượng của một số loại thuốc viên. Phá hủy các thuốc enzymatic (men tiêu hóa), làm mất tác dụng của kháng sinh, thuốc nội tiết và gây ra phản ứng hoá học, thuỷ phân làm hỏng thuốc.

Độ ẩm

Độ ẩm cao có thể tạo điều kiện cho sự biến đổi của thuốc, thậm chí hình thành chất mới có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng, như trường hợp acid salicylic trong viên thuốc aspirin. Ngược lại, nếu độ ẩm thấp cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng của một số thuốc có bản chất là muối.

Nhiệt độ

Nhiệt độ cao làm thuốc bị ẩm mốc và tăng tốc độ các phản ứng hoá học, làm cho thuốc mất hơi nước và kết tinh, đặc biệt là đối với các dạng thuốc lỏng như cồn, tinh dầu. Gây hư hại đến nhiều loại thuốc như kháng sinh, cao thuốc, và cồn thuốc.

Nhiệt độ

Nếu nhiệt độ cao kết hợp với độ ẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng của vi sinh vật, gây hư hại đối với thuốc. Nhiệt độ thấp có thể gây hư hại cho một số dạng thuốc ở dạng nhũ tương hoặc làm kết tủa một số thuốc khác.

Ánh sáng

Ánh sáng có thể gây sự biến đổi về màu sắc của thuốc và làm phân huỷ nhiều loại thuốc. Tạo ra các vấn đề về chất lượng và ổn định của thuốc, đặc biệt là khi thuốc được tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng trong quá trình bảo quản.

Ánh sáng

Thuốc bị ẩm mốc có uống được không?

Câu trả lời là không. Thuốc bị ẩm mốc không nên được sử dụng. Việc ẩm mốc có thể gây hư hại đến thành phần chính của thuốc, tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Thuốc bị ẩm mốc có uống được không?

Nếu bạn phát hiện thuốc bị ẩm mốc, nên ngừng sử dụng và hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc nhà thuốc để có hướng dẫn về việc thay thế hoặc làm mới đơn thuốc. Tránh uống thuốc bị ẩm mốc làm giảm hiệu quả của nó hoặc gây ra tác dụng phụ không mong muốn.

Cách bảo thuốc không bị ẩm mốc hư hỏng

Mỗi loại thuốc đều có hướng dẫn bảo quản riêng, do đó, người sử dụng cần đọc kỹ thông tin hướng dẫn sử dụng thuốc trong hộp đựng hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để tránh thuốc bị ẩm mốc. Đảm bảo thuốc được bảo quản đúng cách, giữ cho chất lượng và hiệu suất của thuốc được duy trì, ngăn chặn nguy cơ hư hại và đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc.

Môi trường lưu trữ, bảo quản thuốc

  • Đối với phần lớn các loại thuốc, môi trường lý tưởng theo khuyến cáo là nơi có nhiệt độ trong khoảng 15-25°C, độ ẩm dưới 70%, và tránh ánh sáng mặt trời.
  • Tại nhà, cách bảo quản thuốc nên được thực hiện ở nhiệt độ phòng, trong môi trường khô ráo. Các nơi thích hợp có thể là tủ thuốc riêng, ngăn kéo trong tủ quần áo, và tránh để trong phòng tắm, nhà bếp. Đối với những loại thuốc cần phải được bảo quản trong tủ lạnh hoặc tủ đông, cũng cần tuân thủ theo hướng dẫn.
  • Tránh để tủ thuốc ở những nơi vừa tầm nhìn và tầm với của trẻ em,vật nuôi.
  • Không nên để thuốc trong cốp xe, và nên mang theo thuốc khi xuống xe thay vì để chúng luôn trên xe, để tránh tác động tiêu cực đến chất lượng và hiệu quả của thuốc.

Môi trường lưu trữ, bảo quản thuốc

Luôn giữ thuốc trong hộp đựng ban đầu của nhà sản xuất

Không nên mở bao bì để lấy thuốc ra, vì các bao bì này đã được nghiên cứu và thiết kế phù hợp với điều kiện bảo quản của thuốc tránh làm thuốc bị ẩm mốc. Đối với người cao tuổi và người bệnh sử dụng thuốc hàng ngày, khi lấy thuốc ra khỏi bao bì, cũng cần bảo quản thuốc tại nơi khô ráo, thoáng mát để đảm bảo hiệu quả của thuốc không bị ảnh hưởng.

Luôn giữ thuốc trong hộp đựng ban đầu của nhà sản xuất

Cách bảo quản thuốc khi đi xa

Khi cần mang theo thuốc khi đi xa hoặc du lịch, để tránh thuốc bị ẩm mốc. Nên giữ nguyên bao bì của nhà sản xuất, mang theo đơn thuốc (đối với trường hợp xuất cảnh), và chuẩn bị các cách bảo quản thuốc đúng, bao gồm gói chống ẩm và hộp trữ lạnh.Bảo vệ tính chất của thuốc và đảm bảo an toàn khi sử dụng, tiện lợi trong quá trình di chuyển.

Cách bảo quản thuốc khi đi xa

Cách bảo quản thuốc 1 số dạng cụ thể

  • Thuốc viên và viên nang: Bảo quản trong hộp kín, tránh ánh sáng, và giữ nguyên bao bì đóng gói của nhà sản xuất. Lưu ý không sử dụng tay ướt hoặc bẩn khi lấy thuốc.
  • Thuốc tiêm và vắc-xin: Bảo quản ở nhiệt độ 2-8°C, tại ngăn mát tủ lạnh (không ở ngăn đá hoặc ngăn rau để tránh nhiệt độ không ổn định). Bạn không nên chạm vào vắc-xin sau khi tiếp xúc với thực phẩm.
  • Insulin: Trước khi mở nắp, bảo quản tại ngăn mát tủ lạnh. Sau khi mở nắp, có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng nếu không có hướng dẫn đặc biệt của nhà sản xuất.
  • Siro thuốc: Tránh ánh sáng trực tiếp và vặn chặt nắp sau khi mở để tránh vi khuẩn xâm nhập. Sử dụng hết siro trong vòng 1 tuần sau khi mở nắp.
  • Các thuốc nhỏ mắt, mũi, tai: Tránh ánh sáng trực tiếp của mặt trời và giữ khoảng cách an toàn khi sử dụng để tránh tiếp xúc trực tiếp với mắt, mũi, tai. Ngăn chặn nhiễm bẩn vào phần còn lại của thuốc.

Dùng gói hút ẩm chuyên dụng bảo quản thuốc

Sử dụng gói hút ẩm chuyên dụng là cách bảo quản thuốc bị ẩm mốc hiệu quả nhất. Các gói hút ẩm được thiết kế đặc biệt để hấp thụ độ ẩm trong môi trường, duy trì điều kiện bảo quản lý tưởng cho thuốc. Bằng cách này, gói hút ẩm chuyên dụng ngăn chặn ẩm mốc, vón cục cho thuốc. dụng vào quy trình bảo quản là một biện pháp khôn ngoan và an toàn.

Dùng gói hút ẩm chuyên dụng

Lời kết

Bài viết trên đã giải đáp cho bạn về thuốc bị ẩm mốc có uống được không và cách bảo quản thuốc giúp bảo quản thuốc đúng cách. Qua đó bạn sẽ có dễ dàng nhận biết được dấu hiệu ẩm mốc của thuốc và nên vứt đi, không nên cố gắng sử dụng để gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *