Đa số người Việt Nam đều sở hữu ít nhất một chiếc áo dài để mặc trong các dịp đặc biệt như lễ, tết, hay các buổi tiệc quan trọng. Áo dài có nhiều kiểu dáng, hoa văn và màu sắc khác nhau, nhưng vẫn giữ được sự truyền thống và không bao giờ lỗi mốt. Cùng Thịnh Phong Corp theo dõi bài viết sau đây để biết cách bảo quản áo dài không bị mốc, ố vàng trong tủ và luôn giữ được vẻ đẹp như mới nhé!

Cách bảo quản áo dài không bị nhăn luôn mới

Dưới đây là những cách bảo quản áo dài không bị nhăn luôn mới mà bạn cần biết:

Cách ủi áo dài

Để áo dài trở nên phẳng phiu và đẹp mắt khi mặc, bạn phải ủi thẳng áo dài khi treo lên móc và đặt vào tủ. Giúp duy trì hình dáng của áo một cách tốt nhất. Lưu ý rằng khi ủi, bạn nên làm ở mặt trái của áo và sử dụng nhiệt độ thấp nhất để đảm bảo an toàn cho vải và các hoa văn trên áo.

Cách ủi áo dài

Nếu áo dài đã khô, bạn có thể sử dụng bàn ủi hơi nước hoặc bình xịt để làm ẩm sản phẩm trước khi ủi.

Trong trường hợp áo dài đã khô và cần ẩm lại, bạn có thể thử đặt áo vào một túi nilon sau đó để trong ngăn đá tủ lạnh. Làm ẩm áo dài một cách tự nhiên trước khi tiến hành ủi. Sau đó, bạn có thể thực hiện quá trình ủi áo với nhiệt độ thấp và nhẹ nhàng để đảm bảo áo được bảo quản tốt nhất.

Áo dài cần khô ráo sạch sẽ trước khi bỏ vào tủ

Hãy đảm bảo rằng áo dài đã đủ khô trước khi bảo quản, tránh cất khi áo dài còn ẩm hoặc để ở nơi có nhiệt độ cao sẽ dễ gây nguy cơ ẩm mốc.

Áo dài cần khô ráo sạch sẽ trước khi bỏ vào tủ

Sử dụng gói hút ẩm trong tủ quần áo

Cách bảo quản áo dài mà bạn có thể áp dụng tiếp theo đó là sử dụng gối hút ẩm để trong tủ quần áo, để áo dài và quần áo khác luôn khô thoáng, tránh ẩm mốc.

Sử dụng gói hút ẩm trong tủ quần áo

Gấp bỏ gọn gàng vào túi giấy sạch

Nếu bạn không mặc áo dài thường xuyên thì nên gấp gọn gàng rồi cho vào túi giấy sạch để giúp áo luôn được mềm mại và không bám bụi. Tránh để áo dài trong túi nilon vì nó sẽ gây tình trạng xỉn màu và ố vàng.

Tránh để bề mặt hoa văn áo dài tiếp xúc với quần áo thường trong tủ

Treo áo dài đúng cách, tránh để bề mặt họa tiết, hoa văn thêu đính tiếp xúc trực tiếp với bề mặt của những quần áo mặc thường ngày khi treo hoặc bảo quản trong tủ.

Cách giặt áo dài đúng cách

Đầu tiên trong những bước giặt áo dài đúng cách là giặt ngay sau khi vừa mặc xong, đặc biệt đối với chất liệu tơ lụa. Thời tiết nóng ẩm sẽ dễ khiến mồ hôi để lại những đốm thâm vàng trên áo nếu không được làm sạch kịp thời. Đồng thời nếu để quá lâu mới giặt áo dài thì vết bẩn sẽ càng bám lâu vào áo dài, rất khó làm sạch hoặc khi làm sạch thì sợi vải sẽ dễ bị bào mòn, giảm độ bền.

Ngoài ra, bạn nên giặt áo dài bằng tay để đạt hiệu quả sạch tinh tươm nhất và kéo dài tuổi thọ của chúng.

Bước 1: Xử lý sơ những vết bẩn

Để có thể tẩy sạch những vết cứng đầu trên áo dài, bạn không nên dùng bàn chải, chà sát, hay vò mạnh tay. Mặt khác bạn cũng không nên sử dụng các dung dịch tẩy rửa mạnh gây phai màu và xơ vải, mà có thể sử dụng một số mẹo tẩy rửa quần áo bằng giấm ăn, nước cốt chanh, kem đánh răng hoặc baking soda.

  • Với chanh hay giấm ăn: Bạn hãy chà nhẹ lên các vết loang bẩn, hay ố vàng và xả sạch lại với nước trước khi đem đi giặt.
  • Với baking soda: Hãy pha 1 muỗng bột baking soda cùng 1 muỗng canh giấm có thể giúp tẩy được vết ố vàng hoặc dính màu cho áo dài hiệu quả.
  • Với kem đánh răng: Bạn nên cho một lượng nhỏ lên bề mặt vải bị ố vàng, để yên trong phòng 10 phút rồi đem đi giặt.

Bước 1: Xử lý sơ những vết bẩn

Bước 2: Pha nước giặt làm bền màu áo dài

Đầu tiên, bạn cần lựa chọn nước giặt dịu nhẹ phù hợp, không nên dùng các loại nước giặt có tính tẩy rửa mạnh hay các loại hóa chất tẩy rửa làm trắng để giặt áo dài. Vì áo dài thường làm từ chất liệu vải mỏng, nhẹ, nếu được giặt tẩy với hóa chất sẽ làm áo dài nhanh cũ và sờn.

Cần pha loãng bột giặt hay nước giặt với nước lạnh trước khi cho áo dài vào giặt. Tránh đổ những dung dịch tẩy rửa, hay bột giặt trực tiếp lên vải áo dài vì có thể làm vải áo dễ bị phai màu, các sợi vải sẽ bị giòn khi tiếp xúc trực tiếp với chất tẩy.

Ngoài ra, tùy loại vải mà tùy chỉnh nhiệt độ nước giặt cho phù hợp. Một số áo dài được làm từ chất liệu gấm hoặc lụa, khi gặp nước nhiệt độ cao dễ bị mất độ bóng, và bị co lại khi giặt với nước lạnh.

Bước 2: Pha nước giặt làm bền màu áo dài

Bước 3: Giặt nhẹ nhàng

Nếu bạn giặt áo dài bằng máy giặt, hãy sử dụng những loại bột giặt có độ axit thấp, chọn chế độ giặt nhẹ nhất và nên cuộn áo dài lại rồi cho vào túi giặt trước khi bỏ áo dài vào lồng giặt. Với cách bảo quản áo dài này, áo dài sẽ được giặt sạch, giữ nếp, tăng độ bền.

Những bộ áo dài làm bằng chất liệu gấm, satin được khuyến khích giặt tay, không nên giặt máy để tránh chất liệu, màu sắc của vải kém đẹp.

Bạn hãy ngâm áo dài trong nước giặt đã pha từ 3 – 5 phút, không nên ngâm quá lâu. Vò nhẹ nhàng, cẩn thận để áo dài không bị nhăn.

Bước 3: Giặt nhẹ nhàng

Bước 4: Ngâm nước xả vải

Sau khi giặt áo dài, ngâm áo dài trong nước xả vải từ 10 – 15 phút để lưu hương và giúp vải thêm mềm mại.

Cách phơi áo dài đúng cách nhất

Bạn nên phơi ngang áo, vắt ngang thân áo dài qua móc và treo lên, không phơi khi áo dài còn ướt sũng để tránh làm giãn áo. Phơi áo dài dưới nắng nhẹ, có gió, tránh nắng gắt. Ngoài ra cần lưu ý thêm:

  • Phơi áo dài ở những nơi thoáng gió và nắng vừa phải để vải tránh bị khô cứng và phai màu. Bạn cũng nên sử dụng sản phẩm nước xả vải để làm mềm vải áo dài.
  • Hạn chế phơi áo dài lụa ở nơi có nhiệt độ cao, vì áo dài sẽ nhanh chóng bị phai màu, mất đi độ bóng vốn có, khiến cho sợi vải nhanh cũ, bị xổ lông và khô cứng. Nên phơi áo dài ở nơi có bóng râm và có gió.
  • Đừng để áo dài ở những nơi có ánh mặt trời trực tiếp vì sợi vải trên áo dài có thể trở nên khô cứng.
  • Tránh chọn những ngày thời tiết ẩm, không có nắng để phơi áo dài vì khiến áo dễ bị ẩm mốc.

Cách phơi áo dài đúng cách nhất

Lời kết

Trên đây là những cách bảo quản áo dài luôn bền đẹp như mới mà bạn có thể tham khảo và áp dụng. Chúc các bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *