Cục An toàn vệ sinh thực phẩm chỉ ra rằng, thức ăn đã nấu chín chỉ an toàn trong vòng 2h. Sau khi thức ăn được nấu và dễ hư hỏng nếu ở nhiệt độ cao. Bài viết dưới đây Thịnh Phong sẽ cho bạn vài cách để bảo quản thức ăn đã nấu chín.

Cách bảo quản thức ăn đã nấu chín cho bé đúng cách, an toàn
Các nguyên liệu sống hay thức ăn nấu chín dư thường được lưu trữ trong tủ lạnh

1. Bảo quản thức ăn đã nấu chín còn dư

Để đảm bảo món ăn được tròn vị, hãy dùng bữa ngay sau khi nấu. Đồ ăn còn dư hãy đem đun lại, để nguội và cho vào hộp đậy nắp kín. Có thể cất vào tủ lạnh hoặc những nơi khô ráo để bảo quản cho bữa ăn tiếp theo.

2. Bảo quản cơm

Với cơm, tốt nhất vẫn là nấu bữa nào dùng hết bữa nấy. Đôi khi cơm sẽ dư lại, hãy chú ý không để các món ăn khác dính vào phần cơm. Không dùng vá (thìa) xới cơm để múc thức ăn rồi lại xới cơm lần nữa. Cơm dùng xong để chỗ thoáng mát, đậy bằng rổ thưa hoặc cho vào tủ lạnh, ngăn mát.

3. Bảo quản trứng thịt và hải sản

Các thực phẩm dễ hư thối nên được sơ chế trước khi bảo quản trong tủ lạnh. Hầu hết thời gian an toàn để bảo quản thức ăn đã nấu chín là 4h – 6h. Để đảm bảo chất lượng thực phẩm không bị biến chất.

4. Bảo quản sữa và đồ hộp

Các sản phẩm từ sữa và những thực phẩm đã tiệt trùng hoàn toàn và được đóng hộp kín. Nó sẽ không còn vô trùng khi hộp được mở ra. Không khí chứa vô số vi khuẩn, chúng dễ dàng xâm nhập môi trường thích hợp mà chúng gặp. Thực phẩm nấu chín là môi trường lý tưởng cho sự phát triển của vi khuẩn.

Để bảo quản đồ ăn trong ngăn đá tùy thuộc vào thời gian lưu trữ của từng loại đồ ăn. Dưới đây là bảng thời gian bảo quản đồ ăn trong ngăn đá, mà mọi người cần nắm rõ.

Nên bảo quản thức ăn đã nấu chín thế nào cho đúng cách?
Các loại thức ăn đã nấu chín, thực phẩm thường được lưu trữ trong tủ lạnh

5. Cách bảo quản thực phẩm không cần tủ lạnh

Hãy cắt tỉa những phần bị dập và héo của rau là một cách bảo quản rau hiệu quả. Với hành tây, bạn có thể giữ chúng trong khoảng 2 tuần khi bảo quản ở nơi thoáng đãng.

Bạn cần lưu ý rằng không nên để các trái cây bị hỏng chung với trái cây tốt. Trái cây hỏng sẽ lây lan và làm hỏng luôn những trái cây tốt khác.

Nếu mua phải các loại trái cây đã chín, hãy ăn chúng ngay và không nên giữ lại. Với các loại rau trồng, bạn có thể cân nhắc việc làm tươi bằng cách đặt vào xô nước. Bạn cũng có thể ngâm trái cây hoặc rau quả như cà rốt, cà chua.

6. Bảo quản thức ăn bằng cách sấy khô

Nhiều loại trái cây và rau quả có thể dễ dàng bảo quản bằng phương pháp sấy khô. Đây là một trong những cách bảo quản thực phẩm hiệu quả nhất, thực phẩm có thể giữ được lâu.

Với rau củ với số lượng lớn, bạn nên rửa sạch và cắt thành từng miếng nhỏ và phơi khô. Thực phẩm khô có thể giữ được rất lâu và chúng sẽ khó hỏng như một số loại trái cây.

Sấy khô cũng là phương pháp bảo quản dễ dàng và ít tốn công nhất. Nấm mốc, vi khuẩn thường phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt. Việc sấy khô sẽ bảo quản thực phẩm rất hiệu quả trong thời gian dài.

Bạn có thể mua máy khử nước thực phẩm hoặc sử dụng lò nướng nhiệt độ thấp. Tuy nhiên lò nướng sẽ cần mất nhiều giờ để khử nước hoàn toàn. Sau khi làm khô các thực phẩm, bạn có thể ăn nguyên hoặc ngâm trong nước vài giờ.

7. Bảo quản thức ăn bằng cách hun khói

Xông khói thịt hoặc làm khô thịt cũng là một phương pháp giúp bảo quản thịt. Thịt hoặc cá hun khói mang hương vị khác với các thực phẩm tươi thông thường.

Thịt xông khói là gì? Các món ăn từ thịt hun khói ngon dễ làm
Bảo quản thức ăn bằng phương pháp xông khói

Tuy quá trình này có thể tốn thời gian nhưng đem lại hương vị ngon cho món ăn. Bạn có thể giữ chúng không bị hư hỏng trong vài ngày.

8. Bảo quản thức ăn bằng cách luộc

Đối với các loại rau dễ hỏng, bạn có thể luộc trong 10 phút, cho vào hộp và để nguội. Điều này giúp bạn có thể sử dụng chúng vào ngày hôm sau.

9. Bảo quản hành trên sàn lạnh

Ngoài hành thì các loại củ như sắn, khoai lang cũng có thể được bảo quản trên sàn lạnh. Khi mua số lượng lớn, bạn cần chuẩn bị sẵn không gian trong nhà để được thông khí đầy đủ. Cách này sẽ giúp chúng không bị hư hỏng.

Bạn cũng nên tránh việc để trái cây và rau củ trong túi nhựa polythene qua đêm. Thay vào đó, bạn hãy để chúng trong một cái rổ, chúng sẽ tươi ngon hơn nhiều.

10. Bảo quản trái cây hoặc rau xanh trong hộp có nước

Đầu tiên, bạn cần đổ đầy nước vào một cái lon hoặc hộp thiếc. Sau đó cho vào các loại trái cây hoặc rau có thể ở lâu trong nước vào.

11. Đóng hộp thực phẩm

Đóng hộp là một phương pháp bảo quản truyền thống. Thực hiện bằng cách nấu chín một phần thực phẩm và niêm phong lại đến khi bạn sẵn sàng ăn. Hầu hết thực phẩm có thể ăn ngay, trừ các món cần thời gian lên men.

Có nhiều công đoạn cần thiết khi đóng hộp như chuẩn bị thực phẩm và chất phụ gia như nước muối, siro đường, sau đó khử trùng các lọ thủy tinh và nắp đậy, chế biến và cho vào các lọ lưu trữ đã được làm sạch.

Quy trình này có thể mất nhiều thời gian và các chi phí. Tuy nhiên, chúng lại có tuổi thọ rất cao.

11. Bảo quản thức ăn bằng cách lên men

Quá trình lên men thực phẩm khá giống với việc đóng hộp nhưng không cần phải niêm phong kín để cho các lợi khuẩn có thể xâm nhập và sử dụng nước muối có tính axit.

Nước muối cho phép thực phẩm của bạn lên men có kiểm soát bằng cách chọn lọc các vi khuẩn kỵ khí, tiêu diệt các loại nấm mốc hoặc chủng vi khuẩn có hại tiềm ẩn, đồng thời vẫn đảm bảo thực phẩm không bị hỏng.

Quá trình lên men khá nhanh chóng, chỉ mất tầm 2 – 3 ngày là có thể sử dụng. Đây cũng là một cách giúp tăng hương vị của món ăn.

12. Bảo quản thức ăn bằng cách dùng muối

Đây là một phương pháp truyền thống giúp bảo quản thịt, vì muối tạo ra một môi trường không thuận lợi cho vi khuẩn và hầu hết các vi sinh vật không thể chịu được nồng độ muối quá 10%.

Bạn cần xát hỗn hợp muối và đường vào miếng thịt tươi, gói thịt vào hộp đựng và bảo quản ở nhiệt độ ổn định, mát mẻ. Quá trình ngâm với nước muối cũng tương tự như vậy, nhưng bạn cần thường xuyên thay dung dịch nước muối.

Ngoài ra, thịt muối cũng cần ngâm lâu trong nước để loại bỏ lượng muối dư thừa và hạ xuống mức có thể ăn được.

13. Bảo quản thức ăn bằng kho lưu trữ trong vườn

Có một số loại rau có cách bảo quản đơn giản là chỉ cần đặt chúng vào một cái hố nông trong suốt mùa đông trên mặt đất. Chúng sẽ không bị hư hỏng và giữ được độ tươi ngon khi ăn. Thế nhưng, bạn cần lưu ý rằng không phải tất cả các loại rau đều có thể được giữ trong đất đông lạnh theo cách này.

14. Bảo quản thức ăn bằng hầm lưu trữ

Hầu hết các loại rau và vài loại trái cây có thể được bảo quản trong hầm hoặc hố sâu trên mặt đất. Miễn là bạn đảm bảo nhiệt độ trong hầm rơi vào khoảng 35 – 50 độ F, không gian mát và khô, các loại rau sẽ giữ được độ tươi ngon của mình trong nhiều tuần.

bảo quản thức ăn bằng hầm thức ăn
Ngoài các cách bảo quản thì hầm thức ăn cũng là lựa chọn tuyệt vời

Bạn không nên rửa hay làm dập rau củ quả trước khi cho vào hầm. Các loại trái cây và rau bị dập nát sẽ dễ hư hỏng hơn.

Bảng thời gian bảo quản đồ ăn trong ngăn đá

Đối với các loại thịt và hải sản

  • 1-3 tháng: gà nướng, gà tẩm bột chiên, thịt heo xay, nội tạng heo, thịt hươu, thịt nai, thịt giăm bông, xúc xích, các loại cá có chứa dầu như cá hồi, cá xông khói, hải sản có vỏ, hàu tươi và các đồ ăn đã mở nắp hộp.
  • 4-6 tháng: sườn heo, sườn bò, các món thịt nướng ướp gia vị, thịt cá lọc xương, cá đã nấu chín, tôm tươi, sò điệp, mực.
  • 7-9 tháng: thịt heo nướng, thăn bò, gà chia phần, cua.
  • 10-12 tháng: thịt bò nướng, gà nguyên con, tôm hùm.

Đối với rau củ, hoa quả, đồ uống và các loại đồ ăn khác

  • 1-2 tháng: sữa chua, pizza.
  • 3 tháng: các loại quả mọng nước, các loại hạt, cơm, mì Ý đã nấu, bánh mì.
  • 4-7 tháng: sữa, nước hoa quả, bánh quy, bơ.
  • 8-12 tháng: các loại rau, các loại quả khác, nước hoa quả đóng chai.

Gợi ý một số món ăn để tủ lạnh ăn dần

Để có thêm thời gian nghỉ ngơi và không phải bận rộn cho việc vào bếp thì các chị em hãy làm các món ăn để tủ lạnh ăn dần. Dưới đây là gợi ý một số món ăn đơn giản, dễ bảo quản trong tủ lạnh lâu:

Bắp bò ngâm mắm:

  • Khi thịt bò được làm sạch, cho chúng vào nồi nước cùng 1 ít quế, 3 hoa hồi và gừng đập dập rồi luộc chín khoảng 30 phút thì vớt ra.
  • Trong thời gian đợi bò ráo nước, cho nguyên liệu gồm 2 chén mắm, 1 chén giấm trắng và 1 chén đường vào trong 1 cái nồi khuấy đều thành hỗn hợp rồi cho vào nồi đun sôi lên thì tắt bếp.
  • Khi thịt bò và hỗn hợp mắm đều đã nguội, để thịt vào một bình thủy tinh lớn, sau đó đổ nước mắm ngập mặt thịt. Cuối cùng, cho thêm vài trái ớt, tỏi cắt lát mỏng và hạt tiêu rang lên trên rồi lắc đều, đậy nắp kín.

Thịt heo ba chỉ kho tiêu:

  •  Rửa thịt heo rồi đem chần qua nước sôi cho sạch, cắt thịt thành miếng mỏng hoặc cắt que tùy thích. Ướp thịt với 1 muỗng cà phê bột nêm, 1 muỗng cà phê hạt tiêu và 1 ít nước mắm ngon.
  • Sau khi thịt ướp gia vị, làm nước màu bằng cách cho 1 muỗng canh đường vào nồi đun nóng đến khi chuyển sang màu cách gián rồi đổ thêm 4 muỗng canh nước và đun tiếp cho đường tan hết.
  • Sau đó, bắt nồi lên bếp đổ dầu ăn vào đun nóng, cho thịt đã ướp vào đảo đều để thịt săn lại rồi đổ nước màu đun tiếp 30 phút để thịt ngấm. Nên đun với lửa vừa, liên tục đảo đều và canh chừng để thịt không bị cháy, cảm thấy thịt chưa đủ ngấm cho thêm ít nước vào đun đến khi sắp cạn thì tắt bếp.

Thức ăn nấu chín để ngoài được bao lâu?

Thức ăn dù đã nấu chín, nếu không bảo quản đúng cách thì nó là một môi trường lý cho vi khuẩn phát triển, sinh sôi và gây hại cho người dùng. Theo cục An toàn thực phẩm và kiểm dịch, thức ăn đã nấu chín chỉ ăn toàn sau khi nấu là 2 giờ và dễ hư hỏng khi ở nhiệt độ 4-60 độ C.

Nếu để thức ăn nấu chín ở nhiệt độ phòng hơn 2 giờ, chúng sẽ không còn an toàn để đun nóng lại và cần phải bỏ ngay. Ngay cả thực phẩm đã được tiệt trùng và đóng hộp kín, nhưng khi mở nắp hộp ra thì nó không còn vô trùng nữa. Trong không khí chứa rất nhiều vi khuẩn và nấm mốc, chúng sẽ dễ dàng xâm nhập và phát triển ở những môi trường thích hợp.

Một vài lưu ý bảo quản thức ăn khác

Tủ lạnh là phương pháp tối ưu để bảo quản thức ăn đã nấu chín, tuy nhiên tủ lạnh cũng cần có những hạn chế riêng mà bạn cần chú ý để giữ thực phẩm được tươi ngon nhất có thể.

Bạn không nên cho thức ăn còn nóng vào tủ lạnh luôn bởi thức ăn sẽ biến chất, nhiệt độ cao trong thức ăn sẽ ngưng đọng thành hơi nước, tạo điều kiện thúc đẩy vi khuẩn có hại sinh trưởng dẫn đến gây độc. Không những thế, nhiệt độ cao của thức ăn cũng ảnh hưởng đến khí gas trong tủ lạnh, làm tủ lạnh nhanh hỏng.

Đồ ăn để trong tủ lạnh tốt nhất không nên để quá lâu, chỉ nên bảo quản thức ăn đã nấu chín trong tủ lạnh tối đa 6h. Khi lấy thực phẩm tươi ra khỏi tủ lạnh nên chế biến ngay, không được để quá 4h.

Trong trường hợp không có tủ lạnh, hãy để món ăn trong nồi, chỗ mát mẻ, không để gần bếp lò hoặc những nơi dễ tỏa nhiệt. Không cho phần còn thừa vào nồi. Nếu cần bảo quản, phải nấu sôi món ăn trở lại,

sau đó mở nắp cho mau nguội trước khi đem cất. Vào mùa nóng, thức ăn chưa dùng hết, hãy để chỗ mát, và đun sôi trở lại sau mỗi 6h trước khi dùng. Các món nộm, trộn gỏi làm xong dùng ngay, không để lại quá hai giờ (kể cả nếu được bảo quản trong tủ mát).

Hy vọng với những chia sẻ trên của Thịnh Phong sẽ giúp ích cho bạn. Chúc gia đình bạn luôn khỏe mạnh!v

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *